Bố mẹ khi có con tuổi 18 cần tránh những sai lầm gì?

0

Độ tuổi 18 là độ tuổi có nhiều sự nhạy cảm nếu bố mẹ không biết cách quan tâm. Để tránh làm tổn thương và thậm chí là làm hại con, bố mẹ cần tránh gặp những sai lầm dưới đây.

Áp đặt tương lai

Ngưỡng cửa tuổi 18 là mốc quan trọng trong cuộc đời con bạn với nhiều sự lựa chọn như chọn trường, chọn ngành, chọn nghề nghiệp cho bản thân,…Tuy nhiên, thay vì để các con lựa chọn thì rất nhiều cha mẹ với suy nghĩ mọi thứ chỉ là muốn tốt cho con đã thay con quyết định, ép chúng phải đi theo con đường mình vạch ra. Việc làm này đã dẫn đến những hệ lụy sau đó như bị bắt buộc phải vào đại học, học ngành mình không thích, không có khả năng, phải làm việc mà mình không đam mê,….

Do đó, thay vì áp đặt và tự quyết định như vậy các phụ huynh nên tư vấn cho con để con có lựa chọn phù hợp với khả năng và đam mê của mình. Và nếu nhận được sự động viên, phân tích của cha mẹ thì con trẻ sẽ tự tin hơn rất nhiều, can đảm hơn khi đi theo lựa chọn mới .

Ngăn cản yêu đương và những người bạn khác giới

Với tâm lý chung là lo sợ con mình yêu sớm sa đà vào chuyện tình cảm, ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai sau này. Nhiều phụ huynh làm quá lên khi cấm đoán con chơi với các bạn khác giới hay cấm tiệt chuyện yêu đương. Hành động này của cha mẹ khiến là con giận dỗi khó chịu, trở nên khép kín, coi cha mẹ như bức tường thành nhất định phải vượt qua. Trong một số trường hợp, thái độ cực đoan của bố mẹ đã đẩy con mình đến những mối quan hệ tình cảm nam –  nữ nguy hiểm.

Vì vậy, đến tuổi 18 cha mẹ hãy coi con cái là một người độc lập, bản thân cha mẹ nên tôn trọng con, nhất là về nhu cầu tình cảm cũng như lựa chọn bạn bè. Để dễ dàng tìm hiểu và bảo vệ con mình, cha mẹ nên là những người ở bên cạnh lắng nghe và chia sẻ, là nơi con cái tin tưởng nhất, là điểm tựa trong mọi tình huống.

Mặt khác, cha mẹ nên tìm hiểu và truyền đạt cho các con những kiến thức về giới tính – tình dục để cho con có thể bảo vệ mình khi bước vào tuổi tình yêu.

 Kiểm soát chặt chẽ

Nhiều bậc cha mẹ quan niệm rằng kiểm soát con cái chặt chẽ là cách tốt nhất để giúp con tránh xa được mọi nguy hiểm, rắc rối. Hành động này chỉ đúng khi những đứa trẻ của chúng ta còn nhỏ. Còn khi con bước vào tuổi 18, cái tôi đã lớn hơn nhiều, mong muốn có một sự khẳng định cá nhân thì việc kiểm soát quá mức dễ biến thành lưỡi dao sắc bén gây tổn thương tâm hồn của những đứa trẻ đó, gây tổn thương cả mổi quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Đây cũng được xem là lý do chính dẫn đến việc con cái muốn tìm mọi cách để thoát khỏi vòng tay của bố mẹ, thậm chí là muốn trốn khỏi nhà.