Sự Khác Biệt Giữa Thương Mại Điện Tử Và Thương Mại Truyền Thống

0

Bên cạnh hình thức mua sắm trực tuyến, trong những năm trở lại đây, người tiêu dùng đang dần dịch chuyển sang hình thức tiêu dùng mới đó là mua sắm online. Thói quen này được hình thành từ khi đại dịch Covid bùng phát, do các chính sách phòng chống dịch bệnh của Chính phủ ban hành. Người dân bị hạn chế đi lại và việc mua sắm online được nhiều người lựa chọn. Khi Đại dịch được kiểm soát, cuộc sống dần trở lại bình thường, xu hướng này vẫn được ưa chuộng. Cùng tìm hiểu về sự khác biệt hai hình thức thương mại phổ biến này tại nước ta ở bài viết.

Cách thức vận hành

Thương mại truyền thống là các hoạt động trao đổi mua và bán hàng hóa, dịch vụ bằng tiền mặt hoặc hiện vật được diễn ra trực tiếp giữa người mua và người bán. Với Thương mại điện tử (TMĐT), hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng được diễn ra hoàn toàn trực tuyến dưới sự hỗ trợ của internet và các trang thương mại, mạng xã hội, kênh bán hàng online, …E – commerce được diễn ra và vận hành dưới rất nhiều các hình thức khác nhau. Trong đó, phổ biến tại nước ta hiện nay đó là B2B, B2C, C2C.

Tối ưu chi phí

Đem hai hình thức kinh doanh này đặt lên bàn cân so sánh, ta có thể dễ dàng thấy được ưu thế nghiêng về Thương mại điện tử. Bởi nếu như trong thương mại truyền thống, doanh nghiệp phải gánh rất nhiều các khoản chi phí từ thuê mặt bằng, nhân công, thuê kho bãi, ….Còn với hình thức kinh doanh online, doanh nghiệp chỉ cần tập trung đầu tư vào website hoặc sàn thương mại. Từ đó tối ưu được rất nhiều chi phí vận hàng kinh doanh so với truyền thống.

Đem đến sự thuận tiện

Thương mại truyền thống cần mất rất nhiều thời gian để lựa chọn một sản phẩm đúng với nhu cầu và sở thích. Thời gian di chuyển đến các điểm bán cũng mất rất nhiều thời gian. Nếu như trước đây, yêu thích một món hàng nào đó từ Hàn Quốc, bạn cần đến trực tiếp đó để mua. Tuy nhiên, ngày nay khi có sự xuất hiện của hình thức thương mại online, bạn chỉ cần click chuột đặt hàng và chờ món hàng đó được ship đến tận nơi.

Bởi vậy, e – commerce mang đến rất nhiều sự tiện ích cho người mua. Trước tiên phải kể đến đó là tiết kiệm thời gian hiệu quả. Mặt khác, chúng còn mang đến lợi ích cho cả người bán và người mua:

  • Người mua: Dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm qua toàn bộ danh mục sản phẩm của các cửa hàng online. Đồng thời dễ dàng so sánh mức giá, xem feedback để cảm nhận sản phẩm chính xác hơn. Chỉ cần lướt điện thoại mà không mất thời gian dịch chuyển.
  • Doanh nghiệp: được cung cấp khả năng kết nối tốt hơn cho khách hàng tiềm năng và khách hàng tiềm năng vì độ phủ của web. Tiếp cận đến người dùng ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có kết nối internet. Cũng chính nhờ có không gian mua bán ảo mà mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, xóa bỏ khoảng cách về địa lý. Có thể mở rộng giao thương, buôn bán cả trong nước và quốc tế.

Sự tương tác với người mua

Với hình thức truyền thống, sự tương tác này được thể hiện thông qua face – to – face, đó là người mua và người bán gặp mặt nhau trực tiếp để trao đổi mua bán. Cảm nhận về sản phẩm, trải nghiệm dịch vụ cũng diễn ra trực tiếp, người mua được trải nghiệm đa giác quan. Dẫn đến quyết định mua dễ dàng và thường ít xảy ra hiện tượng phản ứng không tốt sau khi mua hàng.

Mặt khác, với hình thức trực tuyến, sự tương tác này được diễn ra hoàn toàn trên không gian ảo. Sự tương tác giữa người bán và người mua chỉ qua những đoạn chat đơn giản hay những cuộc gọi tư vấn nhanh chóng. Cảm nhận về sản phẩm cũng chỉ xoay quanh hình ảnh, video mà người bán cung cấp hoặc tham khảo thêm các feedback của người dùng. Chính vì vậy, cảm nhận không được toàn diện, đa giác quan dẫn đến việc dễ xảy ra hối hận sau mua.

Xét về tính tương tác và cảm nhận hàng hóa thì hình thức thương mại truyền thống có lợi hơn rất nhiều. Đặc biệt là với những mặt hàng thời trang, có tính màu sắc, có size số, … Việc mua sắm online qua các kênh thương mại vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đã có rất nhiều tình huống “dở khóc, dở cười” khi mua hàng online xảy ra được người tiêu dùng chia sẻ lên các trang mạng xã hội.

An toàn thông tin và bảo mật

Rất nhiều gian lận mạng diễn ra trong các giao dịch thương mại điện tử. Mọi người thường sợ cung cấp thông tin thẻ tín dụng. Thiếu sự hiện diện thực tế trên các thị trường và các vấn đề pháp lý không rõ ràng tạo ra kẽ hở cho các hành vi gian lận diễn ra trong các giao dịch kinh doanh điện tử. Gian lận trong thương mại truyền thống tương đối ít hơn vì có sự tương tác cá nhân giữa người mua và người bán.

Vậy nên, có thể thấy rằng mỗi hình thức đều có những mặt lợi thế riêng. Tùy vào từng mặt hàng và thói quen mua sắm của mỗi người sẽ có cách thức lựa chọn mua sắm khác nhau. Cho đến ngày nay, khi xã hội phát triển, e – commerce phát triển như vũ bão. Tuy nhiên, chúng vẫn không thể thay thế hoàn toàn được hình thức thương mại truyền thống.

Thương mại điện tử đã và đang chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng người Việt, là hình thức mua sắm mới nhưng có đóng góp đáng kể trong sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế. Trong tương lai, xu hướng mua sắm online vẫn tiếp tục bùng nổ. Điều này tạo nên nhu cầu nhân lực lớn đối với ngành.