Nếu bạn đến muộn phỏng vấn thì cần làm gì để lật ngược tình huống?

0

Bạn có lịch phỏng vấn nhưng lại đến muộn, đây được xem là điều tối kị. Vậy khi rơi vào tình huống trên, bạn cần làm gì để lật ngược tình huống?

Việc bạn đến muộn trong buổi phỏng vấn có thể do yếu tố chủ quan hoặc khách quan như ngủ dậy muộn, xe hỏng, tắc đường, gặp tai nạn…Tuy nhiên, dù nguyên nhân gì đi chăng nữa thì điều quan trọng là bạn làm cách gì để nhà tuyển dụng không có ấn tượng xấu về bạn. Để có phương án phù hợp thì bạn cần xác định mức độ đi trễ như thế nào.

Mức độ 1

Buổi phỏng vấn bạn chưa trễ nhưng biết mình sẽ đến trễ. Vì vậy, việc bạn cần ngay lập tức bắt điện thoại lên và gọi thông báo cho nhà tuyển dụng. Bạn trình bày lý do và định lượng khoảng thời gian mình đến trễ. Bạn nên trình bày hợp lý và thể hiện được sự thành khẩn. Trường hợp, lý do làm bạn đi trễ quá sức “củ chuối” như dậy muộn hay quên hồ sơ, lạc đường thì loại bỏ nó ngay và luôn.

– Lý do khách quan

Sự cố từ phương tiện di chuyển (xe bị hỏng, chết máy, thủng xăm …)

Tắc đường (Chỉ nên áp dụng khi giờ phỏng vấn cũng là giờ cao điểm ở ngoài đường)

Ngập lụt (Chỉ có thể áp dụng lúc thực sự có mưa)

 -Lý do chủ quan

Vấn đề gia đình (Có chuyện gấp cần xử lý, việc quan trọng của gia đình, không nên nói là người nhà ốm/bệnh/mất nếu không đúng sự thật)

Vấn đề sức khỏe cá nhân (Đau bụng, đau răng, đau đầu…)

Mức độ 2

Trường hợp bạn đến trễ và bị từ chối phỏng vấn. Lúc này, việc bạn nên làm là hãy xin lỗi nhà tuyển dụng. Đó là điều cơ bản nhất chúng ta đã được học. Bạn hãy thể hiện tinh thần trách nhiệm bằng cách gọi điện hoặc viết email nếu không gặp được nhà tuyển dụng.

Bạn nên cầu thị bằng việc xin lỗi bằng email, vì khi viết chúng ta sẽ cân nhắc và lựa chọn những từ ngữ thích hợp hơn. Biết đâu được, bằng những lời chân thật đó, bạn sẽ lấy được lòng và thuyết phục nhà tuyển dụng thành công, được trao cơ hội thứ 2.

Để thành công trong công việc thì tinh thần trách nhiệm là giá trị cốt lõi. Cho dù không thể tham gia tuyển dụng nhưng biết đâu trong tương lai bạn lại có cơ hội hợp tác với chính nhà tuyển dụng đã từ chối mình thì sao. Do đó, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn nên cố gắng là người có trách nhiệm.

Với những chia sẻ kinh nghiệm trên, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình phỏng vấn, lật ngược được tình huống để lấy được lòng các nhà tuyển dụng. Chúc các bạn thành công!