Việc giới trẻ sử dụng game online quá nhiều có ảnh hưởng như thế nào?

0

Hiện nay, Việt Nam thuộc top những quốc gia có tỉ lệ dân số sử dụng Internet nhiều nhất trên thế giới, trong đó chiếm tỉ lệ lớn là giới trẻ. Bên cạnh những thông tin tiếp nhận được thì việc giới trẻ sử dụng game online quá nhiều có ảnh hưởng không mấy tích cực.

Việc học tập bị sa sút

Game online ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả học tập. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 10 học sinh nghiện game thì chỉ có 1/10 học sinh đạt kết quả trung, còn lại đều là dưới trung bình. Bởi mỗi ngày chúng ta đều chỉ có 24 tiếng và điều tất nhiên rằng nếu bạn dành nhiều thời gian cho game thì thời gian dành cho học tập sẽ bị cắt giảm.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Người ngồi máy tính thường xuyên trên 2 giờ có thể sẽ bị mắc các căn bệnh như: cao huyết áp, mắt bị giảm thị lực, da bị khô, nhiều nếp nhăn, tàn nhang và sức đề kháng của cơ thể bị giảm xuống,….Ngoài ra nếu ngồi máy tính không đúng tư thế thì sẽ dẫn đến mỏi lưng, mờ mắt, cong vẹo cột sống. Còn nếu ngồi máy tính quá 5 tiếng/ngày sẽ khiến cho tình thần, sức đề kháng và hoạt động của tim bị suy giảm tối thiểu là 10%.

Đối với những người chơi game online thường xuyên tiếp xúc với máy tính có thể lên đến 10 tiếng/ngày sẽ không tránh khỏi việc sức khỏe bị suy giảm, nhiều tường hợp đã tử vong do ngồi quá lâu trước máy tính.

Mất dần đi khả năng giao tiếp

Việc chơi game nhiều cũng khiến bạn có ít thời gian để giao tiếp với người thân trong nhà. Bạn cũng sẽ không thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp do đã quen với những kí tự viết tắt, các ngôn ngữ giao tiếp trong game. Đa số các game online có hỗ trợ hệ thống chat để trò chuyện, kết bạn trực tuyến trong game. Nhưng đó hoàn toàn là các mối quan hệ ảo và bạn không hề giao tiếp trực tiếp trong đó.

Tệ nạn xã hội tăng lên

Những người nghiện online bị đắm chìm vào không gian của trò chơi, bị ảo tưởng mình là nhân vật trong game, chơi đến quên ăn, quên ngủ, quên đi mục đích sống và mục đích học hành. Thậm chí, nhiều bạn trẻ nghiện game đến mức bỏ học khiến cho gia đình rất lo lắng.

Trẻ em chơi điện tử nhiều sẽ không kiểm soát được tâm lý, khó hòa nhập vào xã hội và để lâu sẽ trở thành nghiện game. Dấu hiệu cảnh báo bao gồm mất tập trung, giấc ngủ thường bị gián đoạn, hay lo âu, tức giận vô cớ và bị ám ảnh. Do đó, những người chơi điện tử nhiều thường bị ám ảnh và gặp những vấn đề về thần kinh nhiều hơn những người không chơi game.

Các trò chơi bạo lực khiến trẻ ham mê, cho nên trẻ có khả năng trở thành thủ phạm hoặc nạn nhân của những hành vi bạo lực ngoài đời.

Khi không có tiền để chơi game thì nảy sinh hành vi trộm cắp tiền, tài sản của bố mẹ, bạn bè hay của người khác để nuôi sống sở thích của mình. Điều này vô cùng nguy hiểm, khiến cho những đứa trẻ hình thành thói quen xấu, lâu dần sẽ có những hành vi trái pháp luật.

Tóm lại, game được sinh ra vốn là để giải trí góp phần giúp cho người chơi được giải trí một cách lành mạnh và thoải mái sau những giờ học, giờ làm việc căng thẳng. Do đó, chúng ta cần phải luôn luôn giữ mục tiêu, đi đúng hướng để không bị sa đà vào những trò chơi vô bổ.