Những căn bệnh phổ biến ở khoa Công nghệ thông tin

0

Công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay đang trở thành ngành hot được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học. Tuy nhiên, trong quá trình theo học ngành này không phải là dễ dàng và không cẩn thận thì các bạn trẻ sẽ mắc những căn bệnh dưới đây.

Bệnh nhát

Có thể nói, họ thà chết chứ không chịu hy sinh. Mắc bệnh nhát thì không dám làm điều gì đang ở ngay trước mắt. Không làm nghĩa là chết, những vẫn không dám làm. Chẳng hạn, vừa nghe nói môn học này là môn “sát thủ” , họ đã buông súng ngay từ tuần lễ đầu tiên của học kỳ. Ngoài ra, họ lại truyền đạt điều trên cho các đàn em yếu bóng vía. Bệnh này lây rất nhanh.

Hay bạn có quá nhiều lựa chọn nên cũng không dám chọn và làm một cái nào. Cuối cùng thì loay hoay mãi không biết mình nên chuyên phần cứng hay phần mềm, nên học C++ hay Java. Nếu họ chịu làm điều gì đó thì dù chưa chọn được đúng ý mình, trong trường hợp xấu nhất họ cũng biết được rằng mình không phù hợp với phần cứng, cũng không phù hợp với C++ và còn Java để thử tiếp.

Bệnh than

Hầu hết mọi sinh viên học CNTT đều mắc bệnh này và họ than rằng:

– Học ở đây chán quá, khó quá, không thiết thực quá. Nhưng họ lại không trả lời được giảng dạy thế nào để họ không chán, không khó, thiết thực hơn. Họ lại thường so sánh với các trường ngoài, trung tâm bên ngoài và cả nước ngoài.

– Học mấy năm rồi mà thấy chẳng tiến bộ.

– Không biết làm gì khi ra trường?

Họ than thở những điều trên từ học kỳ này sang học kỳ khác. Thế hệ sinh viên này đến thế hệ sinh viên khác cũng than thở như vậy.

Bệnh hời hợi

Nếu bị buộc phải chọn lựa do hoàn cảnh thúc ép, họ sẽ làm một cách hời hợt. Ví dụ, nhận phải một đồ án xương xẩu, họ nghĩ thôi thì làm qua loa cho xong rồi học kỳ sau sẽ tìm được cái ngon hơn. Ai chắc rằng sẽ có cái ngon hơn, hay lại phải gặp cái mà họ cứ cho rằng là xương xẩu? Làm qua loa thì mãi sẽ không bao giờ thoát được cái vòng luẩn quẩn đó, nó còn tước mất cơ hội để mình thấy được điều đó thật ra cũng không xưởng xẩu như đã nghĩ.

Bệnh hời hợt ngăn cản ta đạt đến đỉnh cao trong một môn học nào đó. Nếu học một môn học mà việc kết quả cao, thấp, đậu, rớt, chương trình học, bài tập lớn không làm bạn có bất kỳ cảm xúc nào, chỉ đơn giản là đã qua được nó, thì bạn đã đánh mất một cơ hội của mình.

Bệnh lười

Lười biếng tức là đã tự đặt mình vào tình thế bị động. Không thường xuyên làm bài tập sẽ làm cho kết quả thi thấp, thậm chí bị rớt hay không chịu đọc sách, không chịu mày mò sẽ làm cho kiến thức nghèo nàn đi.

Từ đó bạn mắc phải bệnh than. Cũng vì lười biếng mà bệnh than chuyển thành bệnh nhát, rồi bệnh hời hợt… Bệnh lười lại dễ lây nhất. Mình lười biếng sẽ làm cho bạn của mình bị ảnh hưởng theo. Bạn mình siêng năng thì mình cũng siêng năng hơn.

Bệnh la lối

Bệnh la lối là nguy hiểm nhất. Sau khi loay hoay mãi trong cái vòng luẩn quẩn trên, họ kết tội cái đồ án đã làm hại họ, bộ môn này đã kìm hãm họ, nhà trường đã không tạo môi trường thuận lợi cho họ. Thế mà, họ không nhìn xem những người khác đã làm gì để không rơi vào tình trạng như họ, hoặc những người khác đã làm gì để vượt qua tình trạng đó.

 Bệnh la lối hủy hoại người bệnh một cách tàn khốc. Bệnh này cũng khó chữa nhất, nhất là khi nó đã vào thời kỳ cuối.

Vì vậy, bạn hãy tránh xa những căn bệnh trên bằng cách phòng bệnh hơn chữa bệnh:

– Luôn suy nghĩ tích cực, đồng thời chuẩn bị những điều bất lợi sắp tới.

– Khi chúng đến, đánh giá chúng.

–  Chấp nhận chúng.

– Suy nghĩ tích cực để có thể “hưởng thụ” chúng.