Giới thiệu về ngành học Điện tử công nghiệp

0

Điện tử công nghiệp là một trong những ngành mũi nhọn được chính phủ ưu tiên phát triển. Là nghề chuyên thực hiện quá trình thiết kế, xử lý và lắp đặt các mạch; làm bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa các thiết bị hệ thống điện tử trong sản xuất công nghiệp, các mạch điện tử cơ bản, bộ điều khiển dùng Rơle – khởi động từ, bộ điều khiển dùng linh kiện điện tử, bộ điều khiển dùng PLC, mạch kỹ thuật xung – số, mạch ứng dụng kỹ thuật cảm biến, bộ điều khiển dùng vi xử lý và IC chuyên dụng.

Học Cao đẳng Điện tử công nghiệp, người học sẽ thực hiện được các kỹ năng:

  • Sử dụng thành thạo các dụng cụ, bộ đồ nghề điện cầm tay, các thiết bị đo lường điện tử;
  • Đọc, vẽ được các bản vẽ điện, điện tử thông dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
  • Lập trình thành thạo các chương trình điều khiển dùng PLC;
  • Vận hành được các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công nghiệp;
  • Lắp đặt, kết nối được các thiết bị điện, điện tử trong dây chuyền công nghiệp;
  • Kiểm tra, sửa chữa được các thiết bị điện, điện tử theo yêu cầu công việc;
  • Sử dụng được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên nghề;
  • Lập được kế hoạch và thực hiện lắp đặt, bảo trì, kết nối tổ hợp hệ thống;
  • Có khả năng làm việc theo nhóm, sáng tạo, có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động;
  • Có khả năng giao tiếp với khách hàng để hướng dẫn, mô tả các thông tin về sản phẩm, thiết bị liên quan đến nghề.

Cơ hội nghề nghiệp:

Sinh viên sau khi tốt nghiệp hệ Cao đẳng Điện tử công nghiệp chính quy tại Trường Cao đẳng Hùng Vương Hà Nội sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn cũng như những kỹ năng mềm cần thiết để đảm nhận được nhiều chức năng và bộ phận trong nganh, cụ thể như sau:

  • Nhân viên kỹ thuật tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng bảo trì, lắp ráp, vận hành thiết bị điện tử của các nhà máy, xí nghiệp; Các doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm điện tử công nghiệp.
  • Có khả năng tự lập và quản lí các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực điện tử công nghiệp.
  • Có thể tự mở cơ sở tư vấn thiết kế, lắp đặt, sửa chữa; sản xuất; kinh doanh trong lĩnh vực điện tử đồng thời có thể học liên thông lên đại học.

Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề Điện tử công nghiệp

“Người làm nghề “Điện tử công nghiệp” có nhiệm vụ: Lắp ráp, vận hành các thiết bị điện tử trong xí nghiệp và dây chuyền công nghiệp; lắp đặt và sửa chữa, bảo dưỡng các mạch điện tử cơ bản; lắp đặt và sửa chữa bảo dưỡng các khí cụ điện hạ thế; lắp đặt và sửa chữa, bảo dưỡng các bộ điều khiển; lắp đặt và bảo trì các mạch xung – số; lắp đặt và sửa chữa các vi mạch số và IC thông dụng; phân tích, lắp ráp các bộ biến đổi công suất; lắp đặt các hệ thống đo lường điện tử; lắp đặt các tủ điều khiển thiết bị công nghiệp, các thiết bị và hệ thống bảo vệ, các bảng mạch điện tử công nghiệp; kiểm tra sửa chữa được các hư hỏng trên thiết bị điện tử công nghiệp; thay thế tương đương, linh kiện, mạch điện hư hỏng đơn giản trên thiết bị điện tử công nghiệp; hiệu chỉnh được các thông số kỹ thuật của mạch điện; xử lý một số tình huống phát sinh trong quá trình làm việc của thiết bị; lập trình đơn giản các phần mềm khi có sự cố; kết nối mạch điện đúng theo sơ đồ nguyên lý; chống ẩm và rò điện tốt cho thiết bị; vận hành chạy thử toàn bộ mạch điện; thực hiện các biện pháp an toàn lao động, an toàn điện và vệ sinh công nghiệp”

Nếu bạn yêu thích nghề Điện tử công nghiệp hãy đăng ký khoá học tại Trường cao đẳng Hùng Vương Hà Nội vui lòng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp về địa chỉ: Phòng 202 Số 1 Hoàng Văn Thụ, Phường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam. Điện Thoại: 0243.999.7218 – 0979.815.383