Sức hút của ngành Điện tử công nghiệp trong sự phát triển của xã hội

0

Ngành điện tử công nghiệp là gì, học gì và là gì? Liệu bạn có phù hợp với ngành này không?… Đó là những băn khoăn của biết bao thí sinh khi đứng trước sự lựa chọn với nghề này. Hãy cùng phòng tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp Trường cao đẳng Hùng Vương Hà Nội tìm hiểu xem bạn có nên theo đuổi nghề này không nhé.

Một số tố chất cá nhân phù hợp ngành Điện tử công nghiệp:
– Học tốt các môn tự nhiên: Đây là một tố chất quan trọng vì học được các môn tự nhiên cũng có nghĩa là bạn có tư duy khoa học, tư duy logic, vì vậy bạn có thể nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc, nhờ đó dễ dàng quản lý, vận hành các hệ thống kỹ thuật phức tạp.
 
– Thích tìm tòi, học hỏi, yêu thích các thiết bị điện tử: Công nghệ thay đổi và phát triển liên tục, những kiến thức hôm nay có thể lỗi thời ngày ngày mai. Do đó, với ngành này, bạn phải liên tục trau dồi kiến thức, liên tục tự học tập nâng cao trình độ để không bị tụt hậu so với thế giới.
 
– Kiên trì, nhẫn nại: vì thường xuyên phải tiếp xúc, mày mò các thiết bị, lặp đi lặp lại các quy trình công nghệ vì vậy rất cần sự kiên trì, chịu khó. Nếu không có đức tính này, bạn sẽ dễ dàng từ bỏ những công việc cứ phải lặp đi lặp lại theo quy trình hay những vấn đề đòi hỏi cao về tính tỉ mỉ.
 
– Có khả năng làm việc theo nhóm: Điện, điện tử là ngành công nghệ cao, khối lượng công việc cùng sự phức tạp của nó đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người. Những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập, phải có khả năng làm việc nhóm, thực hiện tốt phần công việc của mình, góp phần hoàn thành công việc chung. Chính vì vậy yếu tố làm việc theo nhóm rất quan trọng.
 
“Điện tử công nghiệp” học gì? 3 năm trên ghế giảng đường Cao đẳng, bạn được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về điện tử công nghiệp và có thể được các kỹ năng nghề sau:
 
– Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học vào xử lý các tình huống trong lĩnh vực điện tử công nghiệp; Vận dụng được kiến thức tin học, lập trình và công nghệ thông tin vào khai thác sử dụng hiệu quả các phần mềm chuyên ngành như: ORCAD, Matlab…
 
– Tiếp cận được những kiến thức chuyên sâu và có thể theo học ở các bậc học cao hơn của ngành Điện tử công nghiệp;
 
– Thiết kế, triển khai, lắp đặt, vận hành, khai thác và bảo trì được các hệ thống điện tử công nghiệp;
 
– Sử dụng được thiết bị điện tử để kiểm tra, phân tích kết quả, đánh giá hiệu suất làm việc của thiết bị điện tử công nghiệp;
 
– Phát hiện, phân tích và xử lý được tình huống thực tiễn trong quá trình khai thác, vận hành các thiết bị và hệ thống điện tử công nghiệp;
 
– Thực hiện được các kỹ năng lắp ráp, sửa chữa trên linh kiện và thiết bị điện tử công nghiệp;
 
Ngành Điện tử công nghiệp làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm nhân viên kỹ thuật tại các cơ quan, đơn vị sau:
 
– Các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng bảo trì, lắp ráp, vận hành thiết bị điện tử của các nhà máy, xí nghiệp với vai trò là một kỹ thuật viên điện tử, quản lý kỹ thuật.
 
– Có khả năng tự lập và quản lí các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực điện tử công nghiệp.
 
– Có thể tự mở cơ sở tư vấn thiết kế, lắp đặt, sửa chữa; sản xuất; kinh doanh trong lĩnh vực điện tử đồng thời có thể học liên thông lên đại học.
 
Học ngành Điện tử công nghiệp ở đâu?
Hầu hết các trường kỹ thuật trên cả nước đều có đào tạo ngành này. Chọn học Cao đẳng là một suy nghĩ thực tế bởi: thời gian đào tạo ngắn (2.5 năm), chi phí đào tạo thấp, khả năng cạnh tranh của bằng cấp cao bởi chương trình đào tạo gắn với thực tế, thời lượng thực hành chiếm 70%, thêm vào đó còn có thời gian học và thực hành tại các doanh nghiệp. Theo thống kê, tỉ lệ có việc làm của người tốt nghiệp cao đẳng hiện nay cao hơn người tốt nghiệp Đại học. Đỗi ngũ cán bộ giảng dạy đạt chuẩn trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất được đầu tư đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu.