Những kiến thức và kỹ năng cần có của kỹ sư Điên – Điện tử công nghiệp

0

Chọn cho mình một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực… Bạn luôn bị cuốn hút đặc biệt bởi các thiết bị điện tử? Bạn tò mò không hiểu làm thế nào người ta có thể sản xuất, lắp ráp các linh kiện điện tử… Bạn có khuynh hướng về ngành Điện tử công nghiệp rồi đấy. Mọi thứ đều khởi nguồn từ sự yêu thích. Cùng tìm hiểu để xem bạn có phù hợp để chọn lựa cho tương lai của mình không nhé.

Ngành Điện tử công nghiệp là nghề bảo dưỡng, kiểm tra sửa chữa các thiết bị hệ thống điện tử trong sản xuất công nghiệp, các mạch điện tử cơ bản, bộ điều khiển dùng Rơle – khởi động từ, bộ điều khiển dùng linh kiện điện tử, bộ điều khiển dùng PLC, mạch kỹ thuật xung – số, mạch ứng dụng kỹ thuật cảm biến, bộ điều khiển dùng vi xử lý và IC chuyên dụng, bộ điều khiển dùng vi xử lý và IC chuyên dụng.

Để có thể tốt nghiệp ra trường và thực hiện được công việc tại các công ty, doanh nghiệp thì bạn phải trau dồi đầy đủ những kiến thức, kỹ năng như sau:

Kiến thức chung

  • Học tập, hiểu và vận dụng được kiến thức về Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam,…
  • Đánh giá, phân tích được vấn đề an ninh quốc phòng
  • Có trình độ ngoại ngữ theo quy định
  • Kiến thức cơ bản về thể dục, thể thao, rèn luyện sức khỏe.

Kiến thức ngành

  • Thiết kế, thi công và giám sát việc lắp đặt các thiết bị Điện –Điện tử trong các nhà máy công nghiệp và giao thông vận tải
  • Tích hợp các hệ thống Điện – Điện tử, xây dựng phần mềm hệ thống
  • Sản xuất và chế tạo các thiết bị Điện – Điện tử
  • Sửa chữa, bảo trì các thiết bị Điện – Điện tử.

Kỹ năng Nghề nghiệp

  • Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, vận dụng những kiến thức đã tích lũy để nhận biết, đánh giá, đề ra các giải pháp thích hợp cho vấn đề liên quan
  • Kỹ năng vận hành hệ thống Điện – Điện tử
  • Kỹ năng sáng tạo trong việc xử lý các tính huống và khả năng giải quyết các vấn đề theo yêu cầu, mục tiêu
  • Kỹ năng chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong ngành Điện – Điện tử
  • Có kỹ năng nghiên cứu, khám phá, sáng tạo phát triển kiến thức trong và ngoài lĩnh vực được đào tạo
  • Có Kỹ năng phân tích và nhận biết môi trường, bối cảnh.

Kỹ năng mềm

  • Kỹ năng cá nhân: phải có kỹ năng làm việc độc lập, có phương pháp làm việc khoa học, kỹ năng quản lý thời gian…
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng thành lập, tổ chức, hợp tác, chia sẻ, chấp nhận khác biệt.
  • Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: kỹ năng ra quyết định, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra,…
  • Kỹ năng giao tiếp: lựa chọn, sử dụng hình thức giao tiếp hiệu quả, trình bày,…
  • Sử dụng ngoại ngữ lĩnh vực chuyên môn: có ngoại ngữ chuyên ngành, khả năng diễn đạt, xử lý các tình huống chuyên môn,…

Thái độ, đạo đức

  • Cá nhân: có trách nhiệm, ý thức, chăm chỉ, sáng tạo, tiết kiệm, tự tiếp thu,..
  • Nghề nghiệp: trách nhiệm với hoạt động, hành vi ứng xử chuyên nghiệp, chủ động, sáng tạo,…
  • Xã hội: tuân thủ pháp luật, trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, tương thân, tương ái, đấu tranh, chấp nhận rủi ro, hi sinh vì lợi ích chung.