Học Ngành Quản Trị Mạng Không Lo Thất Nghiệp
Ngành quản trị mạng được trả lương cao nhất nhì giới công nghệ thông tin nhưng để thành công trong nghề, các chuyên viên ngành quản trị mạng phải đáp ứng được loạt yêu cầu khắt khe của nhà tuyển dụng quản trị mạng về chuyên môn, kỹ năng và đạo đức.
Sau hơn 80 năm xuất hiện và phát triển, Ngành công nghệ thông tin đã đem lại những tiện ích vô cùng to lớn và giữ một vị trí quan trọng trong đời sống của con người. Ngày nay, hầu hết các thiết bị công nghệ đều được gắn kết với nhau và chỉ phát huy hiệu quả cao nhất thông qua hệ thống mạng máy tính Internet – được vận hành và xử lý sự cố bởi một quản trị viên. Khi đó, vai trò của ngành quản trị mạng và các chuyên gia quản trị mạng ngày càng được xã hội, nhất là người trẻ và thị trường lao động coi trọng. Là nghề của những thủ lĩnh thông tin, cơ hội việc làm rộng mở, thế nhưng, quản trị mạng là gì, quản trị mạng cần học gì và học quản trị mạng ra làm gì vẫn là những vấn đề nan giải đối với nhiều người.
Quản trị mạng là gì?
Thuật ngữ Quản trị mạng
Trước khi tìm hiểu vấn đề quản trị mạng cần học gì, phải nắm rõ một số khái niệm và nhiệm vụ của lĩnh vực này. Thuật ngữ ‘quản trị mạng’ trong tiếng Anh được gọi là ‘Network administrator’, chỉ những người làm công việc thiết kế, chăm sóc hệ thống bảo mật và ngăn chặn những các yếu tố phá hoại, ăn cắp dữ liệu của hệ thống bảo mật. Các chuyên viên này nắm giữ toàn bộ thông tin của hệ thống, có nhiệm vụ đảm bảo an toàn, nâng cao tính bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống sự tấn công từ các hacker.
Nhiệm vụ của quản trị mạng
Trong ngành quản trị mạng, để kiểm soát tốt một hệ thống mạng, chuyên viên phải có khả năng tự thiết lập, cấu hình một mạng máy tính đồng thời điều chỉnh hiệu năng hoạt động, vận hành hệ thống, giải quyết sự cố và nắm được các phương pháp để bảo vệ mạng máy tính đó trước nguy cơ virus, spam, cũng như chuẩn bị sẵn các phương án chống xâm nhập, ăn cắp thông tin, phá hoại mạng máy tính từ các thế lực đối địch. Đồng thời, các chuyên viên quản trị còn phải nắm được kỹ năng triển khai, duy trì hệ thống sao lưu và khôi phục khẩn cấp cho các máy chủ quan trọng, điều chỉnh quyền truy cập của người dùng và đảm bảo an ninh thông tin cho doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào quy mô của các công ty, doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, nhân viên quản trị mạng sẽ có những công việc khác nhau. Tại các ngân hàng, công ty bảo hiểm, hãng hàng không và các doanh nghiệp thương mại điện tử, phòng quản trị mạng là một trong những bộ phận quan trọng, có số lượng nhân viên lên tới vài chục, thậm chí là hàng trăm người. Do số lượng máy tính lớn nên phòng quản trị mạng tại những đơn vị này được chia thành nhiều nhóm hoạt động trong các mảng khác nhau: bảo mật, thiết kế mạng hoặc theo dõi, giám sát, vận hành máy chủ. Một doanh nghiệp nhỏ cũng cần có ít nhất một chuyên viên phụ trách hệ thống mạng, hỗ trợ cài đặt, sửa chữa các thiết bị mạng và con số này là gần chục người với những công ty có quy mô vừa.
Thu nhập của lao động làm việc trong ngành quản trị mạng
Được thị trường lao động ưu ái, nhu cầu nhân lực dồi dào, quản trị mạng thuộc nhóm ngành có mức thu nhập khá so với bình quân đầu người, ở vào khoảng từ 5 đến 50 triệu đồng/tháng tùy từng vị trí, năng lực, thâm niên của nhân sự và quy mô của doanh nghiệp. Đặc biệt, những người có khả năng kiêm nhiệm nhiều vấn đề một lúc như đồng thời bảo mật, lo server, quản lý NT/Samba Domain, thiết kế LAN-WAN thì mức lương được trả càng cao, có thể lên tới vài ngàn USD mỗi tháng.
Công việc sau khi tốt nghiệp Cao đẳng quản trị mạng máy tính.
Sau khi tốt nghiệp Cao Đẳng Quản Trị Mạng Máy Tính các quản trị viên hệ thống mạng là mắt xích không thể thiếu trong quá trình vận hành của bộ máy quản lý doanh nghiệp nhưng học quản trị mạng ra làm gì luôn là câu hỏi chưa dễ hình dung đối với các bạn trẻ đang có ý định dấn thân vào ngành nghề giàu tính trí tuệ này. Các chuyên viên quản trị mạng với vốn hiểu biết về hạ tầng thông tin, được ví như thủ lĩnh của thế giới công nghệ bởi đây là nghề có khả năng điều khiển mọi hoạt động của hệ thống mạng thông tin. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ đứng trước nhiều lựa chọn nghề nghiệp như trở thành chuyên gia phát triển phần mềm, nhân viên duy trì hợp đồng dịch vụ với tất cả các đối tác của công ty hoặc các nhà quản trị máy tính tại các trường học, bệnh viện, ngân hàng.